4 điều thú vị về phấn nụ cung đình Huế nổi tiếng một thời – Bạn đã biết?

Mang cho mình hương thơm và hình dáng của một nụ hoa, phấn nụ cung đình Huế từ khi được biết đến cho đến nay đã có cho mình chỗ đứng vững chắc trong làng mỹ phẩm nội địa. Không biết ra đời từ khi nào, chỉ biết rằng phấn nụ đã cùng Huế bước qua nhiều thời khắc lịch sử. Ngày xưa, chỉ có những phi tần và mỹ nữ trong hoàng cung triều Nguyễn mới được sử dụng loại phấn này. Hãy cùng Minh Vy tìm hiểu vài điều thú vị về loại phấn này nha!

Thăng trầm của phấn nụ

Tồn tại qua nhiều đời nhà Nguyễn nhưng đến năm 1946 phấn nụ mới chính thức được mọi người dân biết đến với cái tên “Phấn nụ Cung đình” do bà Trần Thị Thiểu (tên thường gọi là bà Hường) sáng lập kinh doanh. Trước đó, mẹ bà Thiểu là một cung nữ được tin tưởng giao phó làm phấn trong hoàng cung cho nên bà đã được kế thừa toàn bộ công thức.

Nhưng do biến cố lịch sử diễn ra, nhà Nguyễn đã sụp đổ, đứng trước hoàn cảnh ấy bà Thiểu đã mở bán sản phẩm phấn nụ này với mong muốn gìn giữ những tinh hoa của dân tộc cũng như một phần vì hoàn cảnh kinh tế. Sở dĩ gọi là Phấn nụ bởi vì viên phấn có màu sắc và hương thơm giống với các nụ hoa hồng.

Phấn nụ vẫn giữ được nét mộc mạc (Ảnh: internet)
Phấn nụ vẫn giữ được nét mộc mạc (Ảnh: internet)

Chính nhờ sự kiện này mà phấn nụ vượt ra ngoài giới hạn hoàng cung và đáp ứng nhu cầu làm đẹp của tất cả các chị em phụ nữ. Nhờ phát huy tốt tuyệt kỹ do mẹ truyền dạy, chỉ sau một thời gian ngắn phấn nụ xứ Huế của bà Hường đã nổi danh khắp chốn kinh thành. Phấn nụ làm rất khó đòi hỏi tính cẩn thận tỉ mỉ và kiên trì của người làm. Chỉ cần một chút sai sót nho nhỏ trong bất cứ khâu nào thì mẻ phấn nụ cũng sẽ mất đi.

Vì thế, một trong những nguyên tắc của người nắm giữ bí quyết làm phấn nụ là phải truyền nghề cho con gái của mình. Người được truyền nghề phải có tấm lòng trong sáng kiên nhẫn và chịu khổ, chịu khó. Bà Hường có 8 người con gái, tất cả đều được truyền nghề và lấy tên bà Hường làm nghệ danh.

Được sản xuất thủ công (Ảnh: internet)
Được sản xuất thủ công (Ảnh: internet)

Bí mật của công thức vẻ đẹp hoàng gia

Nguyên liệu chính của phấn nụ là loại cao lanh cao cấp, màu trắng, mịn, không lẫn tạp chất. Phấn nụ được làm từ đất sét cao lanh cộng với hơn 10 loại thảo mộc truyền thống (chủ yếu là rễ cây có tác dụng dưỡng da) và một số loại hoa, tỏa ra mùi thơm dễ chịu.

Sau khi vật liệu đã được thu thập và chọn ra các nguyên liệu mong muốn (đôi khi, gần 1/3 vật liệu bị loại bỏ do quá cũ hoặc chưa chín tới), chúng sẽ được đặt trong phòng kín, không cho ai ra vào. Chỉ những người nắm giữ bí quyết gia truyền mới được tới lui căn phòng này để thực hiện quá trình pha chế. Sau vài giờ, sản phẩm được lấy ra và nhào, nặn, trải qua các công đoạn sấy, phơi sương, phơi nắng… nhào thành viên phấn nụ.

Giai đoạn đúc khuôn cho phấn (Ảnh: internet)
Giai đoạn đúc khuôn cho phấn (Ảnh: internet)

Để làm một mẻ phấn phải mất rất nhiều thời gian như gạn, phơi nắng, phơi sương, ướp. Việc tạo hình viên phấn nụ rất khó, cần phải có sự kiên nhẫn tỉ mỉ. Nếu mạnh tay quá cũng có thể khiến viên phấn nụ hỏng hoặc không thành hình nụ hoa được như tên gọi. Ngoại trừ công đoạn sấy và tạo khuôn, tất cả công đoạn chuẩn bị phụ gia và định lượng đều được hoàn thành trong phòng kín.

Phấn nụ rất đa dạng

Phấn nụ được chia thành rất nhiều loại với nhiều công dụng khác nhau như: phấn khô, phấn dưỡng da, phấn chống lão hóa, phấn trị mụn, nước chăm sóc da,… Chẳng hạn như các loại phấn trang điểm có nhiều màu sắc như màu trắng, màu da, màu hồng,… hay các loại phấn dưỡng da dành cho da khô và nhờn đều thuộc loại phấn khô.

Phơi phấn (Nguồn: internet)
Phấn nụ không chỉ có một mà rất nhiều loại (Nguồn: internet)

Mỗi loại đều mang đến những tác dụng riêng cho làn da của người dùng như: làm da trắng mịn tự nhiên nhờ tác dụng dưỡng da và chống nắng lâu dài chứ không phải cơ chế làm trắng da ngắn hạn như các sản phẩm kem trộn. Hoặc là có thể làm sạch tế bào chết, làm lành sẹo và vết thâm do mụn để lại, làm sáng vết tàn nhang và vết nám, se khít lỗ chân lông, làm mịn da, làm mát da.

Cách sử dụng phấn để trang điểm

1. Phấn phủ chống lão hóa

Phấn chống lão hóa dành cho phụ nữ trên 30 tuổi. Hoàn hảo cho việc di chuyển ngoài trời. Ngoài thành phần chống nắng, phấn chống lão hóa còn bổ sung thêm thành phần dược liệu giúp hạn chế lão hóa da và giữ cho làn da của người dùng luôn trẻ trung lâu dài.

Phấn giúp chống lão hóa (Ảnh: internet)
Phấn giúp chống lão hóa (Ảnh: internet)
  • Bước 1: Rửa sạch mặt, sau đó thay kem lót bằng một lớp kem dưỡng. Mục đích của loại kem này là giúp phấn bám chặt hơn vào da. Nếu bạn có làn da dầu, có lẽ bạn không cần loại kem này.
  • Bước 2: Lấy phấn nụ màu trắng hoặc tông màu da và thoa lên mặt và cổ với độ dày bất kỳ. Sau đó dùng tay tán bột theo chuyển động tròn cho đều và mịn. Bột nụ rất mịn và khô nên không thể tán bằng cọ hay bất kỳ dụng cụ trang điểm nào khác. Quá trình thoa phấn nụ bằng tay giống như một động tác massage, khiến làn da bạn tươi tắn hơn.

2. Phấn má hồng

Màu lên má rất tự nhiên mà không gây khó chịu hay làm hỏng lớp kem nền bên dưới. Khi sử dụng ta lấy phấn má hồng bằng ngón giữa và ngón trỏ của cả hai tay rồi thoa lên gò má ở hai bên. Đánh má hồng theo đường tròn, ngang hoặc chéo, tùy thuộc vào hình dạng khuôn mặt và sở thích của bạn.

Phấn má hồng
Phấn má hồng của phấn nụ cung đình Huế (Nguồn: internet)

Nhớ ghé thăm Minh Vy thường xuyên để luôn là người đón đầu những xu hướng thời trang và làm đẹp mới nhất, hot nhất nha! Nếu có bất cứ đóng góp gì hãy để lại comment bên dưới, và đừng quên đánh giá 5* cho bài viết nữa nhé.

Bình luận (0 bình luận)

0969 001 863